Mandingo
Hạt giống tầm thần
Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích ban đầu là cầu viện. Nhưng khi sang đến Nhật, gặp gỡ các chính khách Nhật Bản và các nhà cách mạng Trung Hoa (đang lánh nạn ở Nhật), với những lời khuyên của họ thì cụ cũng ngộ ra rằng với trình độ thấp kém của Việt Nam lúc ấy không thể đánh Pháp ngay được. Mặt khác thực tế Nhật Bản khi ấy chưa thể một mình đương đầu với Pháp. Tuy nhiên, các chính khách Nhật Bản (lúc chưa ký hiệp định với Pháp) cũng đã hết sức giúp đỡ Phan trong chủ trương cứu nước lâu dài, cho nên đã nhận giúp Phan đào tạo nhân tài người Việt Nam, và đo đó mà ra đời phong trào Đông du.
Ngoài mấy năm sống ở Nhật lãnh đạo Đông du, sau này Phan còn có dịp qua lại Nhật Bản mấy lần nữa, do đó có điều kiện quan sát cuộc sống và con người ở Nhật. Cụ phát hiện ra cùng là Á Đông da vàng, cùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhưng Nhật khác hẳn ta. Bài này chỉ đề cập một số người Nhật là chính khách, trí thức và một số người dân Nhật được Phan ghi lại, chủ yếu trong Phan Bội Châu niên biểu.
1. Minh Trị (Meiji, 1852 – 1912)
Thiên hoàng Minh Trị, lên ngôi năm 1867, lúc mới 15 tuổi, bắt đầu tiến hành cải cách toàn diện đất nước Nhật Bản từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước lạc hậu, suýt nữa đã làm miếng mồi cho thực dân phương Tây, thành một nước hùng cường, chỉ trong vòng 30 năm. Có lẽ Phan Bội Châu chưa được gặp Minh Trị, nhưng tiếng tăm Minh Trị đã được Phan biết đến từ khi ở trong nước.
Trong bài Kể chuyện năm châu (làm theo thể hát dặm) Phan viết về Minh Trị:
Minh Trị (1852 – 1912). (Tranh: Public Domain)
Trong bài Nam Hải bô thần ca (Á tế Á ca) mà đa số nhà nghiên cứu cho rằng của Phan Bội Châu, cũng nhiệt nhiệt ngợi ca Minh Trị:
2. Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu, 1838 – 1922)
Ngay khi đặt chân lên đất Nhật, nhờ chí sỹ Lương Khải Siêu (Trung Quốc) giới thiệu, Phan Bội Châu đã được gặp Bá tước Đại Ôi Trọng Tín, cựu thủ tướng (2 khoá), công thần thời Minh Trị, đương kim Chủ tịch Đảng Tiến bộ.
Sau khi nghe Phan Bội Châu bày tỏ ý định nhờ Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp, Bá tước Đại Ôi nói: “Lấy dân đảng Nhật Bản giúp cho các ngài thì được, nếu lấy binh lực giúp các ngài thì nay là thì giờ chưa tới nơi. Hiện tình thế chiến tranh ở đời bây giờ chẳng phải vấn đề riêng ở Pháp với Nhật, mà là vấn đề Âu – Á đua hơn thua nhau. Nhật Bản muốn giúp cho quý quốc thì tất phải tuyên chiến với Pháp. Pháp – Nhật tuyên chiến thì chiến cơ động cả hoàn cầu, lấy sức Nhật Bản ngày nay mà tranh với toàn châu Âu thì thiệt chưa đủ sức, các ngài có thể ẩn nhẫn được mà chờ cơ hội ngày sau được không?”.
Các sách giáo khoa lịch sử khi viết về cuộc cầu viện không thành của Phan Bội Châu thường vẫn chê trách chính phủ Nhật không muốn giúp Việt Nam là do bản chất đế quốc, chúng chỉ có ăn chia với nhau trên lưng các dân tộc nhỏ yếu mà thôi. Điều này chỉ đúng trên nguyên tắc nói chung, chứ vào thời điểm năm 1905, lúc Phan Bội Châu sang cầu viện, khi Nhật vừa thắng Nga, thì không hoàn toàn như vậy. Đại Ôi nói điều trên là rất thực tế. Nhật mà giúp ta đánh Pháp thì sẽ phải đương đầu với cả Âu châu, Nhật sao đủ sức? Ngoài ra còn vấn đề bên trong sâu xa hơn: các chính khách Nhật trước hết phải vì lợi ích quốc gia, nghị viện của họ đâu có tùy tiện cho phép đem quân đội ra ngoài can thiệp một cách phiêu lưu.
Mặt khác, ngay thời bấy giờ ở Nhật, Đảng của ông Đại Ôi (Đảng Tiến bộ) chỉ là đảng còn chính phủ lại mang tư cách khác. Đảng của ông có thể giúp được đảng cách mạng Việt Nam, chứ chính phủ muốn làm gì phải được nghị viện đồng ý.
Sau đó Đại Ôi bàn với Phan: “Nếu các ngài đem được đảng nhân của các ngài ra đây, nước Nhật Bản thu dụng được hết, hay là các ngài bây giờ ưng ở Nhật Bản, chúng tôi sẽ vì các ngài mà sắp đặt chỗ ở, lấy một cách ngoại tân ưu đãi các ngài, sinh kế cũng không phải lo gì, chuộng nghĩa hiệp, trọng ái quốc là tính đặc biệt của người Nhật Bản”.
Như vậy, Đại Ôi không thể giúp Việt Nam thông qua chính phủ Nhật, đấy là nguyên tắc. Nhưng ở tư cách cá nhân và tư cách Đảng của mình, có thể nói Bá tước Đại Ôi là một người hào hiệp.
3. Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi, 1855 – 1932)
Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị là cựu Văn bộ đại thần (tương tự Bộ Văn hóa – Giáo dục), đương kim Tổng lý Đảng Tiến bộ, về sau có lúc làm thủ tướng Nhật (1931 – 1932).
Khuyển Dưỡng Nghị. (Ảnh: Public Domain)
Khuyển Dưỡng Nghị là chính khách Nhật Bản đầu tiên mà Phan được gặp do sự giới thiệu của Lương Khải Siêu. Chính Khuyển Dưỡng Nghị đã đưa Phan đến gặp Đại Ôi. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Phan Bội Châu đã có cảm tình với Khuyển Dưỡng Nghị. Niên biểu viết: “Ngày 18, đáp xe lửa từ Hoành Tân lên Đông Kinh, đến chào Khuyển Dưỡng Nghị tiên sinh, (ngài) khí tượng siêu phàm, nói năng rành rọt trôi chảy, có phong độ như một thư sinh, mới đầu tiếp xúc không biết là đại thần của một nước. Vừa mới gặp, tiên sinh đã kính cẩn mời cùng ngồi, không có sự phân biệt chủ khách. Rồi tiên sinh cầm bút viết lời đàm thoại; người hỏi, người trả lời trong tình thân mật, cởi mở”.
Trong thời gian hoạt động của Đông du, Khuyển Dưỡng Nghị là vị chính khách Nhật Bản rất nhiệt tình giúp Phan Bội Châu. Có thể nêu 3 việc sau (theo Niên biểu):
– Khi Tôn Trung Sơn từ Mỹ về Nhật, chính Khuyển Dưỡng Nghị đã mời hai nhà ái quốc Việt và Hoa đến nhà riêng để giới thiệu hai người với nhau.
– Khoảng cuối năm 1906, số học sinh sang Nhật đã trên 100 người, việc học lẫn việc ăn ở đều khó khăn: trường công nhận hạn chế, còn trường tư vì không có giấy giới thiệu của chính phủ, họ không dám nhận. Phan Bội Châu đến nhờ Khuyển Dưỡng Nghị. Khuyển Dưỡng Nghị dắt Phan đến tận nhà Đại tướng Phúc Đảo Yên Chính, Tham mưu trưởng Lục quân kiêm Hiệu trưởng Chấn Võ Học hiệu. Với sự giúp đỡ của của hai ông này, cuối cùng học sinh Việt Nam nếu không vào được Chấn Võ Học hiệu thì đều được vào học ở Đồng văn thư viện.
– Cuối 1907, khi số học sinh Việt Nam lên đến trên 200, thì cũng là lúc chính phủ Nhật bắt đầu thực hiện hiệp ước Pháp – Nhật (10-7-1907), ra lệnh giải tán học sinh Việt Nam. Lệnh giải tán rất gắt gao. Học sinh Nam Kỳ rất nóng lòng về nhưng tiền lại chưa có. Khuyển Dưỡng Nghị đã hết lòng giúp Phan. Ông đích thân vận động tổ chức Nhật Bản Bưu thuyền Hội xã giúp tiền và phương tiện cho sinh Việt Nam. Phan viết: “Trong vòng vài ba tuần chạy vạy bêu rêu, nhờ có Khuyển Dưỡng tiên sinh cứu vớt hết sức, kết quả là Nhật Bản Bưu thuyền Hội xã cấp cho vé đi tàu 100 tờ, đáng giá hơn 2000 đồng đi từ Hoành Tân đến Hương Cảng. Còn Khuyển Dưỡng Nghị tiên sinh lại cấp cho riêng bạc thật 2000 đồng”.
4. Phúc Đảo Yên Chính
Đại tướng Phúc Đảo Yên Chính là Tham mưu trưởng Lục quân kiêm Hiệu trưởng Chấn Võ Học hiệu. Phan Bội Châu kể trong một lần tiếp mình, Đại tướng gọi người nhà đem món khoai nướng ra mời Phan. Phan lạ lùng thấy Phúc Đảo ăn khoai cả vỏ. Phúc Đảo giải thích: Nhật thắng Nga là do tinh thần “nhẫn lao nại khổ” của lính Nhật. “Chúng tôi là quân nhân, nếu sợ vỏ khoai không dám ăn, thì làm sao giữa trận đánh mà ăn thịt được bọn giặc nữa?”.
Là quân nhân, Phúc Đảo rất nguyên tắc. Khi Khuyển Dưỡng Nghị đến “nói khó” với Phúc Đảo về việc nhận thêm học sinh Việt Nam, Phúc Đảo từ chối. Lý do rõ ràng là bất khả kháng đối với ông. Ông nói: “Tôi với các người giao kết với nhau chỉ là lấy tư cách cá nhân mà tỏ ra tình bạn thân thiết thì được. Bởi vì chính phủ một nước đế quốc tất không thể hiển nhiên đề huề với một cách mạng đảng nước khác, đó là lệ thường ngoại giao, không đời nào thay đổi được. Và trước kia thu dụng bốn học trò các ngài ở Chấn Võ Học hiệu là phá cách đã nhiều lắm rồi”. Tuy nhiên ông cũng cố giúp Phan bằng cách khác. Ông tìm cách đưa tất số học sinh mới đến vào Đông Á Đồng văn Thư viện, trường này thuộc Đông Á Đồng văn Hội. Ông nói: “Đông Á Đồng văn Hội là Dân Đảng tổ chức nên, chính phủ không cần hỏi tới nơi (ý nói chính phủ không gây khó dễ), thì là hay rồi”.
Cuối cùng, trước áp lực của chính phủ Nhật buộc phải trục xuất học sinh Việt Nam, Phúc Đảo vẫn mở cho Phan một lối thoát. Ông bảo: “Việc này do mệnh lệnh của ngoại vụ hai nước, chúng tôi không có thế lực tranh, nhưng chẳng qua đó chỉ là chính sách tạm thời thôi. Các học trò nếu tan ra ở các địa phương Nhật Bản, làm người khổ công cầu học, ước trong khoảng một năm chúng tôi sẽ nghĩ được cách khác mà khiến cho các anh khôi phục được nguyên trạng”. Thực tế cũng có một số học sinh ở lại được theo cách này, trong đó có Lương Ngọc Quyến, người về sau làm lãnh tụ khởi nghĩa Thái Nguyên.
5. Cung Kỳ Thao Thiên (Miyazaki Toten)
Có thể coi Cung Kỳ Thao Thiên là một trí thức “đối lập” đối với chính phủ Nhật đương thời. Ông là một trong số trí thức lập nên Đông Á Đồng văn Hội. Cung Kỳ Thao Thiên rất ân cần với Phan Bội Châu. Tuy nhiên ông không tin chính phủ Nhật thực tâm giúp Việt Nam. Có lần Cung Kỳ Cao Thiên nói với Phan: “Thế lực một mình nước Việt Nam tất không đánh đổ được người Pháp, thế thì cầu giúp với nước láng giềng cũng là lẽ phải. Nhưng mà Nhật Bản làm gì giúp cho các người được. Nhật Bản chính trị gia tất thảy đều giàu về dã tâm mà nghèo về phần nghĩa hiệp”.
Cung Kỳ Thao Thiên. (Ảnh: Public Domain)
6. Bác sỹ Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang (Asaba Sakitaro, 1867 – 1910)
Cũng như Cung Kỳ Thao Thiên, BS.Thiển Vũ là một trí thức độc lập, tính khẳng khái, rất khinh bỉ các chính khách Nhật đương thời. Ông nói với Phan: “Bọn nó (các chính khách Nhật) đối với các ngài chính là nghề tay trái của bọn âm mưu dã tâm mà thôi”.
Trái: Bác sỹ Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang (Asaba Sakitaro). Phải: Phan Bội Châu (giữa), xung quanh là các chức sắc của làng bên tấm bia tưởng niệm BS.Thiển Vũ
BS.Thiển Vũ là một đại ân nhân của Phan Bội Châu (Phan gọi ông là “Đại nghĩa hiệp”). Chuyện là vào lúc túng quẫn, một du học sinh Việt Nam là Nguyễn Thái Bạt phải đi ăn xin. BS.Thiển Vũ gặp Bạt liền đem về nhà nhận làm con nuôi rồi cấp học phí cho vào học ở Đồng văn Thư viện. Lúc bị trục xuất khỏi Nhật mà không có tiền về, Phan liều viết một cái thư ăn xin đưa cho Nguyễn Thái Bạt đem đến Thiển Vũ. Thư gửi đi sáng, chiều Phan đã nhận được tiền, một số tiền cực lớn: 1.700 đồng (yên) Nhật Bản. Kèm theo là một lá thư ngắn gọn của Thiển Vũ: “Hiện nay tôi vơ vét trong nhà chỉ sẵn có bấy nhiêu, chờ sau tôi có kiếm được số bạc nữa, nếu như các ngài còn cần thì đánh giấy lại mau”.
Nhờ số tiền này mà Phan, ngoài dùng để đưa du học sinh trở về, còn dùng để lập Đông Á Đồng minh Hội, Điền Quế Việt Đồng minh Hội (Phan phải nộp vào quỹ Hội này 250 đồng bạc Nhật), Vân Nam Học sinh Hội. Lại còn in được 3000 bản Hải ngoại huyết thư (bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ), Việt Nam quốc sử khảo 1000 bản và Trần Đông Phong truyện (chí sỹ Trần Đông Phong tuẫn tiết tại Nhật Bản, để lại bao xót thương cho du học sinh Việt Nam và các thầy, các bạn người Nhật).
Năm 1918, tức 10 năm sau trở lại Nhật Bản, Phan Bội Châu đến thăm Thiển Vũ thì ông đã qua đời. Phan lo ngay việc xây bia tưởng niệm.
Vì bất ngờ việc Thiển Vũ qua đời, Phan Bội Châu sợ số tiền đem theo không đủ, liền cùng người bạn đi cùng là Lý Trọng Bá đến gặp người thôn trưởng, đem câu chuyện về BS.Thiển Vũ và ý định làm bia của mình ra kể. Phan định gửi tạm 100 đồng ở nhà thôn trưởng, trở về kiếm thêm tiền rồi quay lại sau. Thôn trưởng nghe xong rất cảm động liền họp dân làng, giới thiệu Phan Bội Châu và Lý Trọng Bá, kể lại tấm gương nghĩa hiệp của BS.Thiển Vũ rồi vận động dân làng cùng góp sức. Ông nói: “Ông Thiển Vũ đem cái gan ruột nghĩa hiệp ra trợ giúp cho một người nước khác, đã vun trồng danh giá cho người thôn ta nhiều lắm rồi. Người thôn ta há có lẽ nhường một người ấy làm quân tử thôi ư? Hiện nay hai ông Phan, Lý xông pha gió sóng, vượt đường bể muôn dặm, quý trọng người thôn ta, mà vì ông Thiển Vũ dựng bia kỷ niệm. Các ông ấy đối với dân thôn ta, nghĩa khí chân tình đến như thế, chúng ta đối với họ mà hững hờ lơ lửng, anh em trong thôn ta không nhục hay sao? Tôi tưởng chẳng những thôn nhân ta nhục mà cũng nhục đến quốc dân Nhật Bản ta nữa vậy”. Và cuối cùng thôn trưởng kết luận: “Hy sinh cái tiền lao lực của ta để hoàn thành một cái kỷ vật cho người nghĩa hiệp, cũng là thiên chức của dân Nhật Bản ta to lắm vậy đó”.
Nhờ sự góp sức của dân làng, tấm bia được hoàn thành nhanh chóng. Trong bia tưởng niệm BS.Thiển Vũ có đoạn: “Chúng tôi vì việc nước, chạy sang đất Phù Tang. Ông thương chí chúng tôi, giúp khi khốn khó, không mong báo đáp. Ông có thể so sánh với người hào hiệp đời xưa (…) Đến nay chí chúng tôi chưa thành, mà ông thì không còn nữa. Lòng chúng tôi đau xót vô cùng. Ức vạn năm sau cũng không hề nguôi”.
BS.Thiển Vũ đúng là con người đại nghĩa hiệp và Phan Bội Châu cũng đúng là con người chí nghĩa chí tình. Hai con người đã làm vinh dự cho hai dân tộc. Tình bạn giữa hai người nói chung và những hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật Bản nói riêng đã đặt cơ sở quan trọng cho tình hữu nghị Việt – Nhật.
Ngoài mấy năm sống ở Nhật lãnh đạo Đông du, sau này Phan còn có dịp qua lại Nhật Bản mấy lần nữa, do đó có điều kiện quan sát cuộc sống và con người ở Nhật. Cụ phát hiện ra cùng là Á Đông da vàng, cùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhưng Nhật khác hẳn ta. Bài này chỉ đề cập một số người Nhật là chính khách, trí thức và một số người dân Nhật được Phan ghi lại, chủ yếu trong Phan Bội Châu niên biểu.
1. Minh Trị (Meiji, 1852 – 1912)
Thiên hoàng Minh Trị, lên ngôi năm 1867, lúc mới 15 tuổi, bắt đầu tiến hành cải cách toàn diện đất nước Nhật Bản từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước lạc hậu, suýt nữa đã làm miếng mồi cho thực dân phương Tây, thành một nước hùng cường, chỉ trong vòng 30 năm. Có lẽ Phan Bội Châu chưa được gặp Minh Trị, nhưng tiếng tăm Minh Trị đã được Phan biết đến từ khi ở trong nước.
Trong bài Kể chuyện năm châu (làm theo thể hát dặm) Phan viết về Minh Trị:
Nước Nhật Bản anh hùng
Ba mươi năm trở lại
Nghĩ khi đương còn dại
Nước hẹp lại dân hèn
Đường trí xảo chưa quen
Tưởng gây dựng đâu nên
Cũng một phường nô lệ
Cũng một loài nô lệ.
Ai ngờ vua Minh Trị
Mới mở cuộc duy tân
Phép thay đổi dần dần…
Ba mươi năm trở lại
Nghĩ khi đương còn dại
Nước hẹp lại dân hèn
Đường trí xảo chưa quen
Tưởng gây dựng đâu nên
Cũng một phường nô lệ
Cũng một loài nô lệ.
Ai ngờ vua Minh Trị
Mới mở cuộc duy tân
Phép thay đổi dần dần…
Minh Trị (1852 – 1912). (Tranh: Public Domain)
Trong bài Nam Hải bô thần ca (Á tế Á ca) mà đa số nhà nghiên cứu cho rằng của Phan Bội Châu, cũng nhiệt nhiệt ngợi ca Minh Trị:
Cờ tự lập đứng đầu phất trước
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn
Thái Đông nổi hiệu duy tân
Nhật Hoàng là đấng anh quân ai bì?
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn
Thái Đông nổi hiệu duy tân
Nhật Hoàng là đấng anh quân ai bì?
2. Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu, 1838 – 1922)
Ngay khi đặt chân lên đất Nhật, nhờ chí sỹ Lương Khải Siêu (Trung Quốc) giới thiệu, Phan Bội Châu đã được gặp Bá tước Đại Ôi Trọng Tín, cựu thủ tướng (2 khoá), công thần thời Minh Trị, đương kim Chủ tịch Đảng Tiến bộ.
Sau khi nghe Phan Bội Châu bày tỏ ý định nhờ Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp, Bá tước Đại Ôi nói: “Lấy dân đảng Nhật Bản giúp cho các ngài thì được, nếu lấy binh lực giúp các ngài thì nay là thì giờ chưa tới nơi. Hiện tình thế chiến tranh ở đời bây giờ chẳng phải vấn đề riêng ở Pháp với Nhật, mà là vấn đề Âu – Á đua hơn thua nhau. Nhật Bản muốn giúp cho quý quốc thì tất phải tuyên chiến với Pháp. Pháp – Nhật tuyên chiến thì chiến cơ động cả hoàn cầu, lấy sức Nhật Bản ngày nay mà tranh với toàn châu Âu thì thiệt chưa đủ sức, các ngài có thể ẩn nhẫn được mà chờ cơ hội ngày sau được không?”.
Các sách giáo khoa lịch sử khi viết về cuộc cầu viện không thành của Phan Bội Châu thường vẫn chê trách chính phủ Nhật không muốn giúp Việt Nam là do bản chất đế quốc, chúng chỉ có ăn chia với nhau trên lưng các dân tộc nhỏ yếu mà thôi. Điều này chỉ đúng trên nguyên tắc nói chung, chứ vào thời điểm năm 1905, lúc Phan Bội Châu sang cầu viện, khi Nhật vừa thắng Nga, thì không hoàn toàn như vậy. Đại Ôi nói điều trên là rất thực tế. Nhật mà giúp ta đánh Pháp thì sẽ phải đương đầu với cả Âu châu, Nhật sao đủ sức? Ngoài ra còn vấn đề bên trong sâu xa hơn: các chính khách Nhật trước hết phải vì lợi ích quốc gia, nghị viện của họ đâu có tùy tiện cho phép đem quân đội ra ngoài can thiệp một cách phiêu lưu.
Mặt khác, ngay thời bấy giờ ở Nhật, Đảng của ông Đại Ôi (Đảng Tiến bộ) chỉ là đảng còn chính phủ lại mang tư cách khác. Đảng của ông có thể giúp được đảng cách mạng Việt Nam, chứ chính phủ muốn làm gì phải được nghị viện đồng ý.
Sau đó Đại Ôi bàn với Phan: “Nếu các ngài đem được đảng nhân của các ngài ra đây, nước Nhật Bản thu dụng được hết, hay là các ngài bây giờ ưng ở Nhật Bản, chúng tôi sẽ vì các ngài mà sắp đặt chỗ ở, lấy một cách ngoại tân ưu đãi các ngài, sinh kế cũng không phải lo gì, chuộng nghĩa hiệp, trọng ái quốc là tính đặc biệt của người Nhật Bản”.
Như vậy, Đại Ôi không thể giúp Việt Nam thông qua chính phủ Nhật, đấy là nguyên tắc. Nhưng ở tư cách cá nhân và tư cách Đảng của mình, có thể nói Bá tước Đại Ôi là một người hào hiệp.
3. Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi, 1855 – 1932)
Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị là cựu Văn bộ đại thần (tương tự Bộ Văn hóa – Giáo dục), đương kim Tổng lý Đảng Tiến bộ, về sau có lúc làm thủ tướng Nhật (1931 – 1932).
Khuyển Dưỡng Nghị. (Ảnh: Public Domain)
Khuyển Dưỡng Nghị là chính khách Nhật Bản đầu tiên mà Phan được gặp do sự giới thiệu của Lương Khải Siêu. Chính Khuyển Dưỡng Nghị đã đưa Phan đến gặp Đại Ôi. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Phan Bội Châu đã có cảm tình với Khuyển Dưỡng Nghị. Niên biểu viết: “Ngày 18, đáp xe lửa từ Hoành Tân lên Đông Kinh, đến chào Khuyển Dưỡng Nghị tiên sinh, (ngài) khí tượng siêu phàm, nói năng rành rọt trôi chảy, có phong độ như một thư sinh, mới đầu tiếp xúc không biết là đại thần của một nước. Vừa mới gặp, tiên sinh đã kính cẩn mời cùng ngồi, không có sự phân biệt chủ khách. Rồi tiên sinh cầm bút viết lời đàm thoại; người hỏi, người trả lời trong tình thân mật, cởi mở”.
Trong thời gian hoạt động của Đông du, Khuyển Dưỡng Nghị là vị chính khách Nhật Bản rất nhiệt tình giúp Phan Bội Châu. Có thể nêu 3 việc sau (theo Niên biểu):
– Khi Tôn Trung Sơn từ Mỹ về Nhật, chính Khuyển Dưỡng Nghị đã mời hai nhà ái quốc Việt và Hoa đến nhà riêng để giới thiệu hai người với nhau.
– Khoảng cuối năm 1906, số học sinh sang Nhật đã trên 100 người, việc học lẫn việc ăn ở đều khó khăn: trường công nhận hạn chế, còn trường tư vì không có giấy giới thiệu của chính phủ, họ không dám nhận. Phan Bội Châu đến nhờ Khuyển Dưỡng Nghị. Khuyển Dưỡng Nghị dắt Phan đến tận nhà Đại tướng Phúc Đảo Yên Chính, Tham mưu trưởng Lục quân kiêm Hiệu trưởng Chấn Võ Học hiệu. Với sự giúp đỡ của của hai ông này, cuối cùng học sinh Việt Nam nếu không vào được Chấn Võ Học hiệu thì đều được vào học ở Đồng văn thư viện.
– Cuối 1907, khi số học sinh Việt Nam lên đến trên 200, thì cũng là lúc chính phủ Nhật bắt đầu thực hiện hiệp ước Pháp – Nhật (10-7-1907), ra lệnh giải tán học sinh Việt Nam. Lệnh giải tán rất gắt gao. Học sinh Nam Kỳ rất nóng lòng về nhưng tiền lại chưa có. Khuyển Dưỡng Nghị đã hết lòng giúp Phan. Ông đích thân vận động tổ chức Nhật Bản Bưu thuyền Hội xã giúp tiền và phương tiện cho sinh Việt Nam. Phan viết: “Trong vòng vài ba tuần chạy vạy bêu rêu, nhờ có Khuyển Dưỡng tiên sinh cứu vớt hết sức, kết quả là Nhật Bản Bưu thuyền Hội xã cấp cho vé đi tàu 100 tờ, đáng giá hơn 2000 đồng đi từ Hoành Tân đến Hương Cảng. Còn Khuyển Dưỡng Nghị tiên sinh lại cấp cho riêng bạc thật 2000 đồng”.
4. Phúc Đảo Yên Chính
Đại tướng Phúc Đảo Yên Chính là Tham mưu trưởng Lục quân kiêm Hiệu trưởng Chấn Võ Học hiệu. Phan Bội Châu kể trong một lần tiếp mình, Đại tướng gọi người nhà đem món khoai nướng ra mời Phan. Phan lạ lùng thấy Phúc Đảo ăn khoai cả vỏ. Phúc Đảo giải thích: Nhật thắng Nga là do tinh thần “nhẫn lao nại khổ” của lính Nhật. “Chúng tôi là quân nhân, nếu sợ vỏ khoai không dám ăn, thì làm sao giữa trận đánh mà ăn thịt được bọn giặc nữa?”.
Là quân nhân, Phúc Đảo rất nguyên tắc. Khi Khuyển Dưỡng Nghị đến “nói khó” với Phúc Đảo về việc nhận thêm học sinh Việt Nam, Phúc Đảo từ chối. Lý do rõ ràng là bất khả kháng đối với ông. Ông nói: “Tôi với các người giao kết với nhau chỉ là lấy tư cách cá nhân mà tỏ ra tình bạn thân thiết thì được. Bởi vì chính phủ một nước đế quốc tất không thể hiển nhiên đề huề với một cách mạng đảng nước khác, đó là lệ thường ngoại giao, không đời nào thay đổi được. Và trước kia thu dụng bốn học trò các ngài ở Chấn Võ Học hiệu là phá cách đã nhiều lắm rồi”. Tuy nhiên ông cũng cố giúp Phan bằng cách khác. Ông tìm cách đưa tất số học sinh mới đến vào Đông Á Đồng văn Thư viện, trường này thuộc Đông Á Đồng văn Hội. Ông nói: “Đông Á Đồng văn Hội là Dân Đảng tổ chức nên, chính phủ không cần hỏi tới nơi (ý nói chính phủ không gây khó dễ), thì là hay rồi”.
Cuối cùng, trước áp lực của chính phủ Nhật buộc phải trục xuất học sinh Việt Nam, Phúc Đảo vẫn mở cho Phan một lối thoát. Ông bảo: “Việc này do mệnh lệnh của ngoại vụ hai nước, chúng tôi không có thế lực tranh, nhưng chẳng qua đó chỉ là chính sách tạm thời thôi. Các học trò nếu tan ra ở các địa phương Nhật Bản, làm người khổ công cầu học, ước trong khoảng một năm chúng tôi sẽ nghĩ được cách khác mà khiến cho các anh khôi phục được nguyên trạng”. Thực tế cũng có một số học sinh ở lại được theo cách này, trong đó có Lương Ngọc Quyến, người về sau làm lãnh tụ khởi nghĩa Thái Nguyên.
5. Cung Kỳ Thao Thiên (Miyazaki Toten)
Có thể coi Cung Kỳ Thao Thiên là một trí thức “đối lập” đối với chính phủ Nhật đương thời. Ông là một trong số trí thức lập nên Đông Á Đồng văn Hội. Cung Kỳ Thao Thiên rất ân cần với Phan Bội Châu. Tuy nhiên ông không tin chính phủ Nhật thực tâm giúp Việt Nam. Có lần Cung Kỳ Cao Thiên nói với Phan: “Thế lực một mình nước Việt Nam tất không đánh đổ được người Pháp, thế thì cầu giúp với nước láng giềng cũng là lẽ phải. Nhưng mà Nhật Bản làm gì giúp cho các người được. Nhật Bản chính trị gia tất thảy đều giàu về dã tâm mà nghèo về phần nghĩa hiệp”.
Cung Kỳ Thao Thiên. (Ảnh: Public Domain)
6. Bác sỹ Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang (Asaba Sakitaro, 1867 – 1910)
Cũng như Cung Kỳ Thao Thiên, BS.Thiển Vũ là một trí thức độc lập, tính khẳng khái, rất khinh bỉ các chính khách Nhật đương thời. Ông nói với Phan: “Bọn nó (các chính khách Nhật) đối với các ngài chính là nghề tay trái của bọn âm mưu dã tâm mà thôi”.
Trái: Bác sỹ Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang (Asaba Sakitaro). Phải: Phan Bội Châu (giữa), xung quanh là các chức sắc của làng bên tấm bia tưởng niệm BS.Thiển Vũ
BS.Thiển Vũ là một đại ân nhân của Phan Bội Châu (Phan gọi ông là “Đại nghĩa hiệp”). Chuyện là vào lúc túng quẫn, một du học sinh Việt Nam là Nguyễn Thái Bạt phải đi ăn xin. BS.Thiển Vũ gặp Bạt liền đem về nhà nhận làm con nuôi rồi cấp học phí cho vào học ở Đồng văn Thư viện. Lúc bị trục xuất khỏi Nhật mà không có tiền về, Phan liều viết một cái thư ăn xin đưa cho Nguyễn Thái Bạt đem đến Thiển Vũ. Thư gửi đi sáng, chiều Phan đã nhận được tiền, một số tiền cực lớn: 1.700 đồng (yên) Nhật Bản. Kèm theo là một lá thư ngắn gọn của Thiển Vũ: “Hiện nay tôi vơ vét trong nhà chỉ sẵn có bấy nhiêu, chờ sau tôi có kiếm được số bạc nữa, nếu như các ngài còn cần thì đánh giấy lại mau”.
Nhờ số tiền này mà Phan, ngoài dùng để đưa du học sinh trở về, còn dùng để lập Đông Á Đồng minh Hội, Điền Quế Việt Đồng minh Hội (Phan phải nộp vào quỹ Hội này 250 đồng bạc Nhật), Vân Nam Học sinh Hội. Lại còn in được 3000 bản Hải ngoại huyết thư (bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ), Việt Nam quốc sử khảo 1000 bản và Trần Đông Phong truyện (chí sỹ Trần Đông Phong tuẫn tiết tại Nhật Bản, để lại bao xót thương cho du học sinh Việt Nam và các thầy, các bạn người Nhật).
Năm 1918, tức 10 năm sau trở lại Nhật Bản, Phan Bội Châu đến thăm Thiển Vũ thì ông đã qua đời. Phan lo ngay việc xây bia tưởng niệm.
Vì bất ngờ việc Thiển Vũ qua đời, Phan Bội Châu sợ số tiền đem theo không đủ, liền cùng người bạn đi cùng là Lý Trọng Bá đến gặp người thôn trưởng, đem câu chuyện về BS.Thiển Vũ và ý định làm bia của mình ra kể. Phan định gửi tạm 100 đồng ở nhà thôn trưởng, trở về kiếm thêm tiền rồi quay lại sau. Thôn trưởng nghe xong rất cảm động liền họp dân làng, giới thiệu Phan Bội Châu và Lý Trọng Bá, kể lại tấm gương nghĩa hiệp của BS.Thiển Vũ rồi vận động dân làng cùng góp sức. Ông nói: “Ông Thiển Vũ đem cái gan ruột nghĩa hiệp ra trợ giúp cho một người nước khác, đã vun trồng danh giá cho người thôn ta nhiều lắm rồi. Người thôn ta há có lẽ nhường một người ấy làm quân tử thôi ư? Hiện nay hai ông Phan, Lý xông pha gió sóng, vượt đường bể muôn dặm, quý trọng người thôn ta, mà vì ông Thiển Vũ dựng bia kỷ niệm. Các ông ấy đối với dân thôn ta, nghĩa khí chân tình đến như thế, chúng ta đối với họ mà hững hờ lơ lửng, anh em trong thôn ta không nhục hay sao? Tôi tưởng chẳng những thôn nhân ta nhục mà cũng nhục đến quốc dân Nhật Bản ta nữa vậy”. Và cuối cùng thôn trưởng kết luận: “Hy sinh cái tiền lao lực của ta để hoàn thành một cái kỷ vật cho người nghĩa hiệp, cũng là thiên chức của dân Nhật Bản ta to lắm vậy đó”.
Nhờ sự góp sức của dân làng, tấm bia được hoàn thành nhanh chóng. Trong bia tưởng niệm BS.Thiển Vũ có đoạn: “Chúng tôi vì việc nước, chạy sang đất Phù Tang. Ông thương chí chúng tôi, giúp khi khốn khó, không mong báo đáp. Ông có thể so sánh với người hào hiệp đời xưa (…) Đến nay chí chúng tôi chưa thành, mà ông thì không còn nữa. Lòng chúng tôi đau xót vô cùng. Ức vạn năm sau cũng không hề nguôi”.
BS.Thiển Vũ đúng là con người đại nghĩa hiệp và Phan Bội Châu cũng đúng là con người chí nghĩa chí tình. Hai con người đã làm vinh dự cho hai dân tộc. Tình bạn giữa hai người nói chung và những hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật Bản nói riêng đã đặt cơ sở quan trọng cho tình hữu nghị Việt – Nhật.