Follow X.COM/Manhthuongxin để nhận thông báo phát card Tháng 9

Có Hình Ma quỷ là gì ? Nguồn gốc của ma quỷ từ đâu mà thành ?

gatingun741

Phó thường dân
Western-Sahara
Đầu tiên thì đây là post về chủ đề tôn giáo nên mọi hỏi đáp thắc mắc xin vui lòng không đem bộ phận sinh dục phụ huynh các bạng vào đóng góp , nếu khó đọc , khó chấp nhận xin hoan hỷ tắt web :burn_joss_stick: .

Thuở xa xưa , trước cả khi trái đất được hình thành và con người còn chưa xuất hiện . Đã có những sinh vật đầu tiên được Chúa Tối Cao sáng tạo ra , họ là các thần ở trên trời , là các thiên thần , là sự tồn tại mạnh mẽ và quyền năng , họ là những tạo vật đã được ban cho sự sống và sự tự do còn trước cả loài người . Trong số những thiên thần đầu tiên được tạo ra , có một thiên thần tên là Lucifer . Khi Chúa sáng tạo ra loài người và muốn các thiên thần phải phục vụ họ , Lucifer đã không đồng ý với quyết định này vì ông ta cho rằng loài người yếu đuối và thấp kém không xứng đáng để các thiên thần mạnh mẽ và quyền năng phải cúi mình phục vụ , ông ta từ chối phải cúi mình phục vụ loài người (bao gồm cả Chúa Jesus Kito) . Ông ta cho rằng Chúa Tối Cao đã sai lầm và muốn lật đổ Chúa để cai trị thiên đường , bằng những lời kêu gọi của mình , Lucifer đã chiêu mộ được một đội quân nổi dậy gồm 1/3 số thiên thần trên thiên đường , ông ta tự nhủ trong lòng rằng :

"Ta sẽ lên trời:

ta sẽ dựng ngai vàng của ta trên cả các vì sao của Thiên Chúa;

ta sẽ ngự trên núi Zaphon, chốn bồng lai cực bắc.

ta sẽ vượt ngàn mây thẳm, sẽ trở nên như Đấng Tối Cao"

IMG_20240611_180610.jpg


Vậy là Lucifer dẫn đầu đội quân đó nổi dậy chống lại Chúa Tối Cao , bên này chiến trận là các thiên thần vẫn trung thành với Chúa liên hợp chống lại đội quân của hắn dưới sự lãnh đạo của tổng lãnh thiên thần Mikael .

Đội quân của Lucifer sau đó đã thua trận , chúng bị đánh rơi xuống mặt đất , trở thành các thiên thần sa ngã và hay còn gọi là các quỷ , các ác thần . Với sự căm thù và tức tối không thể xoá bỏ do thất bại khi chống lại Chúa , các quỷ dồn sự căm thù ấy lên loài người , những kẻ là nguyên nhân khiến chúng nổi dậy chống Chúa và bị đánh đuổi khỏi thiên đường hạnh phúc . Thế rồi , các quỷ đã lên những kế hoạch độc ác để giam giữ loài người vào tội lỗi và bóng tối nhằm kéo họ xa khỏi tình thương của Chúa Tối Cao và không bao giờ đến được thiên đường hạnh phúc dấu yêu , nơi mà các quỷ đã nổi loạn và đánh mất...

Sau đó , khi hai con người là Adam và Eva đã được Chúa tạo ra , kế hoạch của ma quỷ ngay lập tức bắt đầu...
link phần 2 : Ma quỷ là gì ? Nguồn gốc của ma quỷ từ đâu mà thành ? https://xamvn.ink/r/ma-quy-la-gi-nguon-goc-cua-ma-quy-tu-dau-ma-thanh.1114262/post-19300333
 
Sửa lần cuối:
Bạng nào muốn đọc nữa thì Vodka đi t kể tiếp , chuyện t có trích kinh sách ra đàng hoàng chứ không phải t bịa đâu nhé :sure:
 
Lucifer pk với Alahan nhà phật ai win nhỉ :))
Solo tu vi thì chắc Lucifer ăn tại vì là viễn cổ chi thần tu vi không đếm được còn solo luận đạo , giữ giới thì hiển nhiên là banh xác với Alahan :vozvn (18):
 
t chưa gặp ma bg nhưng t cứ bị sợ ấy trong mơ t thấy con gì nó bóp cổ t, t tỉnh dậy sợ hết hồn tim t đập thình thịch thình thịch luôn xong t cố ngủ lại để đấm vào mặt nó cái tội nhát t làm t giật mình, thần hồn nhát thần tín chứ t nửa tin nửa k vì k thấy bg
 
t chưa gặp ma bg nhưng t cứ bị sợ ấy trong mơ t thấy con gì nó bóp cổ t, t tỉnh dậy sợ hết hồn tim t đập thình thịch thình thịch luôn xong t cố ngủ lại để đấm vào mặt nó cái tội nhát t làm t giật mình
T cũng chưa gặp nhưng t thấy nó phá trước mắt t vài lần rồi , cũng kệ tại nó không làm gì mình được
 
Bạng nào muốn đọc nữa thì Vodka đi t kể tiếp , chuyện t có trích kinh sách ra đàng hoàng chứ không phải t bịa đâu nhé :sure:
Thường nghe nói rằng: Công giáo chỉ thừa nhận có quỷ, chứ không có ma. Tại sao lại khó hiểu như vậy? Tại sao lại nói quỷ có, mà ma thì không?

Điều này xuất phát từ đặc trưng của Công giáo, nên nhớ, quan niệm này chỉ có ở Công giáo và một số giáo phái chịu ảnh hưởng, chứ không có mặt ở các giáo phái Thiên Chúa giáo khác (đạo Ki-tô hiện nay có rất nhiều giáo hội, không riêng Giáo hội Công giáo Roma). Công giáo phân biệt rất rõ ràng hai khái niệm: Ma (ghost) và Quỷ (demon, devil), chứ không phải nhập nhằng khái niệm như tín ngưỡng người Việt Nam.

Ma được quan niệm là có xuất xứ từ con người. Người chết thành ma. Điều này hiển nhiên.

Quỷ được quan niệm là có xuất xứ từ thực thể không-phải-con-người, hay nói cách khác, nó chưa bao giờ là nhân loại, cũng không xuất phát từ hồn người chết. Quỷ có nguồn gốc từ những loài thực thể siêu nhiên do Thiên Chúa tạo ra, trong đó cũng có các thiên sứ bị sa ngã.

Điểm khác nhau giữa quan niệm của Thiên Chúa giáo Tây phương và các tôn giáo tín ngưỡng Đông phương là: Thiên Chúa giáo thường giữ quan niệm THƯỜNG TẠI đối với mọi thứ. Nghĩa là Thiên Chúa thì mãi mãi là Thiên Chúa, hồn ma thì vẫn mãi là hồn ma và nếu họ được rước về thiên đàng thì sẽ là thiên sứ, nhưng quỷ thì mãi mãi là quỷ. Không bao giờ có chuyện hồn ma tu luyện thành quỷ. Trái lại, các tôn giáo Đông phương thì cho phép có sự CHUYỂN HOÁ (luân hồi, chuyển giao): nghĩa là hồn ma thông qua tu luyện, hoặc thông qua chuyển kiếp, vẫn có thể thành quỷ. Đây là lý do tại sao ở Đông phương, chúng ta thường nghe chuyện hồn ma chết đi vì quá oán hận trần thế nên tu luyện thành ác quỷ. Nhưng lý thuyết đó sẽ hoàn toàn bị phủ nhận nếu đem qua Tây phương. Quỷ là quỷ, ma là ma, chúng khác nhau, và không thể thay thế nhau được.

Vậy, tại sao Công giáo khẳng định không có ma mà chỉ có quỷ? Thực ra, Công giáo không phủ nhận sự tồn tại của hồn ma người chết. Nhưng giáo lý của họ có đặt ra thuyết Luyện ngục (Purgatory), đó là một nơi chốn hay một trạng thái trung gian mà sau khi chết linh hồn con người sẽ đi vào đó để chịu thanh tẩy. Theo Công giáo, những người nào nếu không phải thánh thiện để lên thiên đàng, hay cực ác để rồi phải xuống địa ngục, thì phần đông còn lại đều sẽ bị dồn hết vào Luyện ngục sau khi chết. Khi một người bình thường chết đi, anh ta sẽ được các thiên sứ bên cửa tử đón lấy linh hồn và lập tức đưa anh ta đến Luyện ngục. Và do đó, không thể có chuyện linh hồn con người còn vất vưởng trên trần gian được. Từ cơ sở này, Công giáo khẳng định không hề có hồn ma đi lang thang trên trần để cho người sống nhìn thấy được, họ đã bị đưa về Luyện ngục cả rồi, cho nên những “hồn ma” nào hiện thân trên trần gian cho người dương thấy, hoặc là linh hồn ông bà tổ tiên nào hiện về cho con cháu nhìn thấy, thực ra đó chính là QUỶ DỮ, là Satan hoặc bè lũ của nó, đóng giả vai. Do đó, Công giáo cấm kỵ con người mọi hình thức cầu cơ, lên đồng, hay ma thuật bắt chuyện với hồn người chết, vì họ cho rằng đó là Quỷ giả dạng để cám dỗ con người và khiến họ rời khỏi “vòng tay an toàn của Thiên Chúa”.
Cách lý giải đó của Nhà thờ Công giáo có đúng thực tế không?

Hoàn toàn không. Cách lý giải đó chỉ có ở giáo lý của họ. Đối với các tín ngưỡng tôn giáo Đông phương, điều đó sẽ bị phủ định là… sai bét. Đối với các giáo phái khác, chẳng hạn, Tin Lành, họ không chấp nhận thuyết Luyện ngục và cũng không chấp nhận ngôn luận này của Công giáo. Bản thân tôi, không phải là tín đồ Công giáo, càng không chấp nhận cách lý giải này của họ, vì qua khảo nghiệm thực tế, qua những gì chúng tôi đi khắp nơi và nghiên cứu tâm linh, vẫn có sự hiện diện của “hồn ma” trên dương thế một cách bình thường, và họ chẳng hề bị thiên sứ nào đưa về Luyện ngục nào cả. Hơn nữa, cách lý giải này vô tình sẽ xúc phạm đến niềm tin của người Á Đông, vốn coi trọng sự phù hộ của “linh hồn tổ tiên”: chẳng lẽ ông bà phù hộ cho con cháu thực chất là Satan đang bảo hộ loài người?

Đứng từ lập trường đối lập với Công giáo, đã có rất nhiều người, rất nhiều trường phái phê bình và chỉ trích thuyết Luyện ngục của họ. Các lập trường này đều cho rằng thuyết Luyện ngục là do Giáo hội Công giáo thời Trung cổ đã bịa đặt ra. Ông tổ của đạo Tin Lành là Martin Luther cũng nói rằng Nhà thờ Trung cổ đã lợi dụng thuyết Luyện ngục để trục lợi và nô dịch các tín đồ. Các giáo phái Tin Lành cho rằng, nguyên bản Kinh Thánh không hề nhắc đến Luyện ngục, không có khái niệm đó, nhưng Nhà thờ Trung cổ đã làm chuyện “cưỡng từ đoạt lý”, cố gắng lượm lặt một vài từ ngữ có liên quan trong đó và gọt giũa từ không biến cho có, rồi sử dụng Luyện ngục làm một chiêu bài để đe doạ người đời.

Thật ra, đứng trên lập trường ôn hoà hơn, tôi không bênh vực, nhưng cũng không ác tâm trù dập giáo lý Công giáo. Sự thiết lập thuyết Luyện ngục của họ là có mục đích, ban đầu là tốt, nhưng sau đó trở nên xấu. Nếu diễn giải theo Kinh tế học, có cho đi thì phải có nhận lại. Từ khi Giáo hội Roma thiết lập nền đạo lý Ki-tô lan rộng khắp lục địa châu Âu, nó đã trở thành tôn giáo tư tưởng chính thống của Âu lục, người châu Âu thuở đó rất hào hứng trước làn gió mới – ánh sáng cứu rỗi của Chúa Ki-tô. Các tín đồ đã đóng góp rất nhiều cho Giáo hội, cả tâm tư, thân xác, tình cảm, và kể cả tiền bạc của cải. Mặc dù đức tin Ki-tô là tín ngưỡng tâm linh, nhưng Giáo hội Ki-tô vẫn là một tổ chức nằm trong lòng trần thế, nếu muốn sinh tồn và hoạt động, nó phải có sự đóng góp của mọi người. Nhưng nếu chỉ ngồi nhận đóng góp của bá tánh mà không trao tặng lại gì cho họ thì không được, thế nên Nhà thờ phải cung cấp “cái mình có” cho người đời, đó là món quà cứu chuộc về tâm linh, rằng: Nếu quý vị sống tốt và phụng hiến cho Nhà thờ, quý vị sẽ được sự che chở thịnh vượng về vật chất và thể lực trong đời sống, cũng như được cứu chuộc về linh hồn sau khi chết. Điều đó là niềm an ủi rất lớn đối với các tín hữu, và động lực để họ trung thành với đức tin của mình.

Tuy nhiên, giáo lý Ki-tô có một sự trục trặc, chính vì giữ quan niệm THƯỜNG TẠI, theo Kinh Thánh, kẻ lên thiên đàng thì mãi mãi hưởng phước đời đời trên thiên đàng, kẻ xuống địa ngục thì phải chịu đày đoạ vĩnh viễn không bao giờ được cứu chuộc, do đó, nếu bảo rằng người chết xuống địa ngục thì sẽ không thoả đáng. Giáo hội cần phải thiết lập một trạng thái trung gian, ở đó không bị đày đoạ mãi mãi, mà linh hồn sẽ có cơ hội được cứu chuộc. Đây là một cơ chế hợp lý hoá cần có trong tôn giáo. Vậy mà sau này, thuyết Luyện ngục đã bị những thành phần tu sĩ tha hoá lợi dụng, họ dùng nó để doạ dẫm và trục lợi tín đồ bằng cách tạo ra một thứ thủ tục gọi là “giấy phép cứu chuộc”. Họ rêu rao với những người đi nhà thờ rằng: Người thân của bạn đã qua đời, ông ấy chắc chắn sẽ rơi vào Luyện ngục và chịu khổ, đây này, bạn hãy quyên tiền cho nhà thờ, một đồng của bạn đưa vào túi chúng tôi thì người thân của bạn sẽ bớt một ngày khổ trong Luyện ngục và gần ngày trở về với Thiên đàng hơn, nếu bạn không đóng góp, người đó sẽ bị Chúa phán đày vào hồ lửa trong địa ngục mãi mãi. Lời đe doạ này có một sức mạnh tôn giáo vô hình lên những người dân thời bấy giờ, nó khiến họ dần dần bị nô dịch hoá bởi quyền lực của nhà thờ, phải đóng góp công sức và tiền bạc cho tôn giáo, tiền của trong xã hội dần dà chảy vào túi của bọn nhà tu “mượn đạo tạo đời”.

Người ta từng ví von sự nhũng lạm của giới tu sĩ Ki-tô giáo thời Trung cổ như là sự thách thức của Satan với Chúa Ki-tô, rằng ma quỷ đã đường hoàng bước vào Giáo hội, mặc chiếc áo nhà tu và cám dỗ quần chúng, làm rối loạn thông điệp cứu thế của Ki-tô. Bởi vậy mà Giáo hội từng xuất hiện một ông Giáo hoàng cực kỳ đê tiện là Leo X, ông ta lợi dụng thuyết Luyện ngục để mua bán “giấy phép chuộc tội”, dùng nó để đe doạ giáo dân phải “cúng tiền” cho nhà thờ nếu không muốn bị “trọng tội”: Hãy đưa tiền thật nhiều và linh hồn của bọn mi sẽ được cứu. Chính sự đồi bại của ông Giáo hoàng này đã dẫn đến cuộc ly khai Tin Lành ra khỏi Công giáo, và gây ra tai tiếng một thời cho Giáo hội Roma. Do đó, thuyết Luyện ngục đã bị nhiều người lên án thoá mạ là “sự bịa đặt vô liêm sỉ của bè lũ giáo phẩm quạ đen” hòng áp đặt ách nô lệ về “nỗi sợ tâm linh” lên con người.

Tuy nhiên thì ngày nay, Giáo hội Công giáo đã thay đổi lột xác hoàn toàn, dưới xã hội văn minh hiện đại, bóng đen quá khứ đã lùi qua, và thuyết Luyện ngục cũng đã được diễn giải theo chiều hướng tốt hơn để tránh lặp lại tiền lệ đen tối dưới thời Giáo hoàng Leo X. Bộ mặt của Giáo hội và giáo lý Công giáo hiện đại đã được chuyển biến tích cực hơn, để tiếp tục sứ mệnh dẫn dắt niềm tin cho các tín đồ hiện nay.

Niềm tin là niềm tin, và thực tế là thực tế. Niềm tin dẫn dắt cho bạn sống trong thực tế một cách vững vàng không sợ hãi, nhưng thực tế không bị thay đổi theo niềm tin của bạn. Do đó, nếu bạn đang xây dựng niềm tin nơi Thiên Chúa, hãy tiếp tục với niềm tin đó để đương đầu trong cuộc sống thực tế đầy gai góc này. Mong cho ánh hào quang của Ki-tô sẽ soi sáng trong lòng bạn.
 
Nhân vụ "Minh Tuệ" định nghĩa lại Phật Giáo
Các mài lên bài về tôn giáo nhiều nhiều vào,thời điểm nóng 1.000 năm có 1 đó
Hãy đĩnh nghĩa lại tư tưởng,triết lý,giáo lý tôn giáo cho Đông Lào
Biết đâu tạo thành cuộc cách mạng tôn giáo
🤣🤣🤣
 
m có muốn thử thấy k. trên mạng có mấy trò để gặp ma ấy m làm thử chưa
Đang yên ổn t kiếm nó chi m , bình thường nó không thể hại m trong thế giới này nên không sao chứ m mà kiếm nó hay gọi nó lên là mở cửa cho nó vào thế giới loài người đấy , coi chừng nó nhập vô m đầu tiên
 
Thường nghe nói rằng: Công giáo chỉ thừa nhận có quỷ, chứ không có ma. Tại sao lại khó hiểu như vậy? Tại sao lại nói quỷ có, mà ma thì không?

Điều này xuất phát từ đặc trưng của Công giáo, nên nhớ, quan niệm này chỉ có ở Công giáo và một số giáo phái chịu ảnh hưởng, chứ không có mặt ở các giáo phái Thiên Chúa giáo khác (đạo Ki-tô hiện nay có rất nhiều giáo hội, không riêng Giáo hội Công giáo Roma). Công giáo phân biệt rất rõ ràng hai khái niệm: Ma (ghost) và Quỷ (demon, devil), chứ không phải nhập nhằng khái niệm như tín ngưỡng người Việt Nam.

Ma được quan niệm là có xuất xứ từ con người. Người chết thành ma. Điều này hiển nhiên.

Quỷ được quan niệm là có xuất xứ từ thực thể không-phải-con-người, hay nói cách khác, nó chưa bao giờ là nhân loại, cũng không xuất phát từ hồn người chết. Quỷ có nguồn gốc từ những loài thực thể siêu nhiên do Thiên Chúa tạo ra, trong đó cũng có các thiên sứ bị sa ngã.

Điểm khác nhau giữa quan niệm của Thiên Chúa giáo Tây phương và các tôn giáo tín ngưỡng Đông phương là: Thiên Chúa giáo thường giữ quan niệm THƯỜNG TẠI đối với mọi thứ. Nghĩa là Thiên Chúa thì mãi mãi là Thiên Chúa, hồn ma thì vẫn mãi là hồn ma và nếu họ được rước về thiên đàng thì sẽ là thiên sứ, nhưng quỷ thì mãi mãi là quỷ. Không bao giờ có chuyện hồn ma tu luyện thành quỷ. Trái lại, các tôn giáo Đông phương thì cho phép có sự CHUYỂN HOÁ (luân hồi, chuyển giao): nghĩa là hồn ma thông qua tu luyện, hoặc thông qua chuyển kiếp, vẫn có thể thành quỷ. Đây là lý do tại sao ở Đông phương, chúng ta thường nghe chuyện hồn ma chết đi vì quá oán hận trần thế nên tu luyện thành ác quỷ. Nhưng lý thuyết đó sẽ hoàn toàn bị phủ nhận nếu đem qua Tây phương. Quỷ là quỷ, ma là ma, chúng khác nhau, và không thể thay thế nhau được.

Vậy, tại sao Công giáo khẳng định không có ma mà chỉ có quỷ? Thực ra, Công giáo không phủ nhận sự tồn tại của hồn ma người chết. Nhưng giáo lý của họ có đặt ra thuyết Luyện ngục (Purgatory), đó là một nơi chốn hay một trạng thái trung gian mà sau khi chết linh hồn con người sẽ đi vào đó để chịu thanh tẩy. Theo Công giáo, những người nào nếu không phải thánh thiện để lên thiên đàng, hay cực ác để rồi phải xuống địa ngục, thì phần đông còn lại đều sẽ bị dồn hết vào Luyện ngục sau khi chết. Khi một người bình thường chết đi, anh ta sẽ được các thiên sứ bên cửa tử đón lấy linh hồn và lập tức đưa anh ta đến Luyện ngục. Và do đó, không thể có chuyện linh hồn con người còn vất vưởng trên trần gian được. Từ cơ sở này, Công giáo khẳng định không hề có hồn ma đi lang thang trên trần để cho người sống nhìn thấy được, họ đã bị đưa về Luyện ngục cả rồi, cho nên những “hồn ma” nào hiện thân trên trần gian cho người dương thấy, hoặc là linh hồn ông bà tổ tiên nào hiện về cho con cháu nhìn thấy, thực ra đó chính là QUỶ DỮ, là Satan hoặc bè lũ của nó, đóng giả vai. Do đó, Công giáo cấm kỵ con người mọi hình thức cầu cơ, lên đồng, hay ma thuật bắt chuyện với hồn người chết, vì họ cho rằng đó là Quỷ giả dạng để cám dỗ con người và khiến họ rời khỏi “vòng tay an toàn của Thiên Chúa”.
Cách lý giải đó của Nhà thờ Công giáo có đúng thực tế không?

Hoàn toàn không. Cách lý giải đó chỉ có ở giáo lý của họ. Đối với các tín ngưỡng tôn giáo Đông phương, điều đó sẽ bị phủ định là… sai bét. Đối với các giáo phái khác, chẳng hạn, Tin Lành, họ không chấp nhận thuyết Luyện ngục và cũng không chấp nhận ngôn luận này của Công giáo. Bản thân tôi, không phải là tín đồ Công giáo, càng không chấp nhận cách lý giải này của họ, vì qua khảo nghiệm thực tế, qua những gì chúng tôi đi khắp nơi và nghiên cứu tâm linh, vẫn có sự hiện diện của “hồn ma” trên dương thế một cách bình thường, và họ chẳng hề bị thiên sứ nào đưa về Luyện ngục nào cả. Hơn nữa, cách lý giải này vô tình sẽ xúc phạm đến niềm tin của người Á Đông, vốn coi trọng sự phù hộ của “linh hồn tổ tiên”: chẳng lẽ ông bà phù hộ cho con cháu thực chất là Satan đang bảo hộ loài người?

Đứng từ lập trường đối lập với Công giáo, đã có rất nhiều người, rất nhiều trường phái phê bình và chỉ trích thuyết Luyện ngục của họ. Các lập trường này đều cho rằng thuyết Luyện ngục là do Giáo hội Công giáo thời Trung cổ đã bịa đặt ra. Ông tổ của đạo Tin Lành là Martin Luther cũng nói rằng Nhà thờ Trung cổ đã lợi dụng thuyết Luyện ngục để trục lợi và nô dịch các tín đồ. Các giáo phái Tin Lành cho rằng, nguyên bản Kinh Thánh không hề nhắc đến Luyện ngục, không có khái niệm đó, nhưng Nhà thờ Trung cổ đã làm chuyện “cưỡng từ đoạt lý”, cố gắng lượm lặt một vài từ ngữ có liên quan trong đó và gọt giũa từ không biến cho có, rồi sử dụng Luyện ngục làm một chiêu bài để đe doạ người đời.

Thật ra, đứng trên lập trường ôn hoà hơn, tôi không bênh vực, nhưng cũng không ác tâm trù dập giáo lý Công giáo. Sự thiết lập thuyết Luyện ngục của họ là có mục đích, ban đầu là tốt, nhưng sau đó trở nên xấu. Nếu diễn giải theo Kinh tế học, có cho đi thì phải có nhận lại. Từ khi Giáo hội Roma thiết lập nền đạo lý Ki-tô lan rộng khắp lục địa châu Âu, nó đã trở thành tôn giáo tư tưởng chính thống của Âu lục, người châu Âu thuở đó rất hào hứng trước làn gió mới – ánh sáng cứu rỗi của Chúa Ki-tô. Các tín đồ đã đóng góp rất nhiều cho Giáo hội, cả tâm tư, thân xác, tình cảm, và kể cả tiền bạc của cải. Mặc dù đức tin Ki-tô là tín ngưỡng tâm linh, nhưng Giáo hội Ki-tô vẫn là một tổ chức nằm trong lòng trần thế, nếu muốn sinh tồn và hoạt động, nó phải có sự đóng góp của mọi người. Nhưng nếu chỉ ngồi nhận đóng góp của bá tánh mà không trao tặng lại gì cho họ thì không được, thế nên Nhà thờ phải cung cấp “cái mình có” cho người đời, đó là món quà cứu chuộc về tâm linh, rằng: Nếu quý vị sống tốt và phụng hiến cho Nhà thờ, quý vị sẽ được sự che chở thịnh vượng về vật chất và thể lực trong đời sống, cũng như được cứu chuộc về linh hồn sau khi chết. Điều đó là niềm an ủi rất lớn đối với các tín hữu, và động lực để họ trung thành với đức tin của mình.

Tuy nhiên, giáo lý Ki-tô có một sự trục trặc, chính vì giữ quan niệm THƯỜNG TẠI, theo Kinh Thánh, kẻ lên thiên đàng thì mãi mãi hưởng phước đời đời trên thiên đàng, kẻ xuống địa ngục thì phải chịu đày đoạ vĩnh viễn không bao giờ được cứu chuộc, do đó, nếu bảo rằng người chết xuống địa ngục thì sẽ không thoả đáng. Giáo hội cần phải thiết lập một trạng thái trung gian, ở đó không bị đày đoạ mãi mãi, mà linh hồn sẽ có cơ hội được cứu chuộc. Đây là một cơ chế hợp lý hoá cần có trong tôn giáo. Vậy mà sau này, thuyết Luyện ngục đã bị những thành phần tu sĩ tha hoá lợi dụng, họ dùng nó để doạ dẫm và trục lợi tín đồ bằng cách tạo ra một thứ thủ tục gọi là “giấy phép cứu chuộc”. Họ rêu rao với những người đi nhà thờ rằng: Người thân của bạn đã qua đời, ông ấy chắc chắn sẽ rơi vào Luyện ngục và chịu khổ, đây này, bạn hãy quyên tiền cho nhà thờ, một đồng của bạn đưa vào túi chúng tôi thì người thân của bạn sẽ bớt một ngày khổ trong Luyện ngục và gần ngày trở về với Thiên đàng hơn, nếu bạn không đóng góp, người đó sẽ bị Chúa phán đày vào hồ lửa trong địa ngục mãi mãi. Lời đe doạ này có một sức mạnh tôn giáo vô hình lên những người dân thời bấy giờ, nó khiến họ dần dần bị nô dịch hoá bởi quyền lực của nhà thờ, phải đóng góp công sức và tiền bạc cho tôn giáo, tiền của trong xã hội dần dà chảy vào túi của bọn nhà tu “mượn đạo tạo đời”.

Người ta từng ví von sự nhũng lạm của giới tu sĩ Ki-tô giáo thời Trung cổ như là sự thách thức của Satan với Chúa Ki-tô, rằng ma quỷ đã đường hoàng bước vào Giáo hội, mặc chiếc áo nhà tu và cám dỗ quần chúng, làm rối loạn thông điệp cứu thế của Ki-tô. Bởi vậy mà Giáo hội từng xuất hiện một ông Giáo hoàng cực kỳ đê tiện là Leo X, ông ta lợi dụng thuyết Luyện ngục để mua bán “giấy phép chuộc tội”, dùng nó để đe doạ giáo dân phải “cúng tiền” cho nhà thờ nếu không muốn bị “trọng tội”: Hãy đưa tiền thật nhiều và linh hồn của bọn mi sẽ được cứu. Chính sự đồi bại của ông Giáo hoàng này đã dẫn đến cuộc ly khai Tin Lành ra khỏi Công giáo, và gây ra tai tiếng một thời cho Giáo hội Roma. Do đó, thuyết Luyện ngục đã bị nhiều người lên án thoá mạ là “sự bịa đặt vô liêm sỉ của bè lũ giáo phẩm quạ đen” hòng áp đặt ách nô lệ về “nỗi sợ tâm linh” lên con người.

Tuy nhiên thì ngày nay, Giáo hội Công giáo đã thay đổi lột xác hoàn toàn, dưới xã hội văn minh hiện đại, bóng đen quá khứ đã lùi qua, và thuyết Luyện ngục cũng đã được diễn giải theo chiều hướng tốt hơn để tránh lặp lại tiền lệ đen tối dưới thời Giáo hoàng Leo X. Bộ mặt của Giáo hội và giáo lý Công giáo hiện đại đã được chuyển biến tích cực hơn, để tiếp tục sứ mệnh dẫn dắt niềm tin cho các tín đồ hiện nay.

Niềm tin là niềm tin, và thực tế là thực tế. Niềm tin dẫn dắt cho bạn sống trong thực tế một cách vững vàng không sợ hãi, nhưng thực tế không bị thay đổi theo niềm tin của bạn. Do đó, nếu bạn đang xây dựng niềm tin nơi Thiên Chúa, hãy tiếp tục với niềm tin đó để đương đầu trong cuộc sống thực tế đầy gai góc này. Mong cho ánh hào quang của Ki-tô sẽ soi sáng trong lòng bạn.
Thật sự thì không phải triều giáo hoàng nào cũng làm tốt , cái đó cha xứ cũng giảng chứ đâu giấu diếm làm gì , những sai lầm của người đi trước là kinh nghiệm cho người theo sau mà (sorry bạng , t trả lời có thể thiếu vì bạng viết dài quá t đọc lướt :shame: )
 
Nhân vụ "Minh Tuệ" định nghĩa lại Phật Giáo
Các mài lên bài về tôn giáo nhiều nhiều vào,thời điểm nóng 1.000 năm có 1 đó
Hãy đĩnh nghĩa lại tư tưởng,triết lý,giáo lý tôn giáo cho Đông Lào
Biết đâu tạo thành cuộc cách mạng tôn giáo
🤣🤣🤣
Truyền bá đạo Hồ ở đây là vô đối rồi bạng :sure:
 
Thế cho tao hỏi, ai tạo ra Chúa Trời? Rồi tại sao Chúa rảnh dái tạo ra trái cấm?
 
Thế cho tao hỏi, ai tạo ra Chúa Trời? Rồi tại sao Chúa rảnh dái tạo ra trái cấm?
Chắc ông Chúa trời ở giới diện cao hơn Ông Chúa Trời tạo ra trái đất :))
Ổng tạo ra trái cấm để thông qua human , Ổng tìm hiểu lý do Ổng được Ông to hơn tạo ra =))
 
Bạng nào muốn đọc nữa thì Vodka đi t kể tiếp , chuyện t có trích kinh sách ra đàng hoàng chứ không phải t bịa đâu nhé :sure:
Chuyện có yếu tố 18+ ko? Trên xam không có yếu tố 18+ thì nên drop
 
Ma từ người chết mà thành
Quỷ do chết oan oán niệm quá lớn mà thành
 
Chuyện có yếu tố 18+ ko? Trên xam không có yếu tố 18+ thì nên drop
Có tình tay 4 giữa Lilith , Lucifer, Amodeus ... Thằng chồng bất lực xamer ( Adam) đứng dòm
 

Có thể bạn quan tâm

Top